Chống nắng – Labmuffin (phần 5)

Chỉ số SPF (Sun Protection Factor)

SPF nói cho bạn biết bao nhiêu hơn lượng tia UV da bạn có thể chống đỡ khi sử dụng kem chống nắng trước khi bị cháy nắng, so với da trần. Ví dụ, một kem chống nắng SPF 15 được bôi đúng cách sẽ cho phép da bạn chống trọi 15 lần tia UV trước khi bị cháy nắng.

SPF không nói cho bạn bao lâu hơn bạn có thể ở dưới ánh mặt trời mà không bị cháy nắng khi bôi kem chống nắng, vì lượng tia UV thay đổi đột ngột suốt cả ngày. Nhưng SPF vẫn là cách tốt để so sánh sự bảo vệ được đưa ra bởi kem chống nắng. Ví dụ, một kem chống nắng SPF 15 sẽ cho phép 2 lần tia UV vào so với kem chống nắng SPF 30, giả sử bạn bôi cùng một lượng.

Chỉ số càng lớn nghĩa là sự bảo vệ càng lớn. Nên thật hoang đường rằng SPF 30 chống 97% tia UV và vì thế SPF 50 sẽ không cung cấp sự bảo vệ nhiều sự bảo vệ hơn hẳn!

Một kem chống nắng SPF cao thì tốt, miễn là bạn vẫn có thể  thoa nó đủ. Kem chống nắng chỉ số cao hơn thường có xu hướng có công thức nhờn hơn, dày hơn, vì thể bạn có thể bôi nhiều hơn một sản phẩm SPF thấp hơn và vẫn nhận được sự bảo vệ tốt hơn.

Vì hầu như (80-90%) tia sáng có bước sóng ngắn hơn UVB gây ra cháy nắng, SPF thường được coi là thước đo sự bảo vệ khỏi tia UVB, mặc dù tia sáng có bước sóng dài hơn trong vùng UVA cũng góp phần gây ra cháy nắng.

Chống tia UVA

Gần đây hơn, nghiên cứu chỉ ra rằng bức xạ có bước sóng dài hơn UVA cũng gây ra những tổn thương (cả ung thư và lão hóa) và có thể tiến vào da sâu hơn. UVA cũng có thể xuyên qua phần lớn các loại kính và mức độ của nó ổn định hơn trong ngày và qua các mùa.

Thành phần chống nắng

Có hai loại hoạt chất (màng) chống nắng:

  • Vô cơ: Zince oxide và Titanium dioxide

  • Hữu cơ: mọi thứ còn lại

Bao nhiêu lượng kem chống nắng tôi nên sử dụng?

Kem chống nắng được kiểm tra ở mức 2 mg mỗi cm vuông – ít hơn một chút 1/4 muỗng teaspoon (1.25 ml) cho khuôn mặt kích cỡ trung bình, nếu bạn tính đến cả sản phẩm còn dính trên tay của bạn.

Nếu bạn không ở dưới nắng, bạn có thể sẽ không cần đến sự bảo vệ ghi trên chai, vì thế thoại ít hơn một chút vẫn được. Tuy nhiên, ghi nhớ rằng nếu bạn thoa quá ít kem chống nắng, dường như bạn sẽ nhận được sự bảo vệ không đồng đều, vì thế bôi gần 1/4 muỗng teaspoon là lí tưởng.

Kem chống nắng kích ứng da bạn!

Nếu bạn có da nhạy cảm, bạn có thể muốn tránh octocrylene, oxybenzone và PABA, những màng chống nắng phổ biến nhất gây phản ứng. Nếu da bạn cực kì nhạy cảm, bạn có thể muốn gắn chặt với zinc oxide và titanium dioxide. Cũng tìm hiểu về những chất bảo quản trong kem chống nắng để xem bạn có nhạy cảm với chúng.

Thoa kem chống nắng như thế nào?

Bôi kem chống nắng thành 2 lớp mỏng thì thường hiệu quả hơn bôi 1 lớp dày – một nghiên cứu chỉ ra rằng hai lớp tạo ra sự bảo vệ gấp 2.5 lần.

Khi nào tôi nên bôi kem chống nắng?

Kem chống nắng nên được bôi 15-20 phút trước khi bạn phơi nắng. Vì thế nó có thể trải đều đề tạo nên một lớp bằng phẳng và khô đi để chống lại việc bị cuốn đi khi chạm phải quần áo. 

Tôi có cần kem chống nắng khi ở trong nhà?

Tia UVA có thể xuyên qua kính cửa sổ bình thường dù tia UVB không thể, vì thế nếu bạn đón nhiều ánh nắng, bạn có thể muốn bôi kem chống nắng khi ở trong nhà.

Tôi có cần bôi lại kem chống nắng?

Kem chống nắng của bạn hoạt động kém hiệu quả theo thời gian. Nếu bạn nhận nhiều ánh nắng, tốt nhất bôi lại mỗi 2h (theo giờ đồng hồ, không phải 2 giờ nắng)

Bảo vệ môi

Môi của bạn có vùng da rất mỏng vì thế chúng có ít sự bảo vệ tự nhiên khỏi tia UV. Một son SPF sẽ giúp bảo vệ vùng nhạy cảm này.

Quần áo chống nắng

Mũ, kính và quần áo thực sự hữu ích để chống nắng. Vải tốt nhất để ngăn tia UV là vải dệt dày, tối màu.

Tránh nắng

Tia UV có thể xuyên qua quần áo mỏng và bật ra khỏi các bề mặt, vì thế mặc quần áo bảo vệ và bôi kem chống nắng vẫn là ý kiến tốt khi ở trong bóng râm.

Mẹo cho da của bạn

Da khô

Tình trạng da

Bạn có thể muốn thử một kem dưỡng ẩm dưới lớp kem chống nắng hoặc một kem dưỡng ẩm SPF để giữ cho da của bạn mịn màng suốt ngày.

  • Dễ mụn: Kem chống nắng là nguyên nhân phổ biến nhất gây bít tắc lỗ chân lông, đặc biệt là mụn đầu trắng. Quan tâm đặc biệt việc đưa những kem chống nắng mới vào quy trình của bạn vì thế bạn có thể biết chúng có dành cho da của bạn hay không.

  • Lão hóa và nhiễm sắc tố: Chắc chắn kem chống nắng của bạn có sự bảo vệ khỏi tia UVA cao để ngăn chặn nếp nhắn và đốm sạm hình thành.

  • Nhạy cảm: Bạn có thể cần tránh octocrylene, oxybenzone, avobenzone và PABA. Bạn có thể cần gắn chặt với kem chống nắng dựa trên zinc oxide và titanium dioxide.

  • Mất nước: Nhiều kem chống nắng chứa cồn, có thể làm da bạn mất nước. Tuy nhiên, bạn có thể thấy một số kem chống nắng chứa cồn thực sự ổn, vì phần còn lại của kem chống nắng đủ nặng để chặn quá nhiều nước thoát ra.

Da dầu

Những kem chống nắng thiết kế cho da dầu thường lỏng và có nền silicone. Chúng thường hoạt động khá tốt nhưng một số người có thể thấy một kem dưỡng với SPF sẽ nhẹ hơn.

Theo Tiến sĩ hóa học Michelle (Trích trong The Lab Muffin Guide to Basic Skin care, nguồn ảnh: Yesstyle)

 

  • Thông tin trên blog chỉ mang tính giải trí, bài viết có thể sử dụng link affiliate, vui lòng xem Lưu ý của Ahxinh

  • Mua mỹ phẩm Nhật Bản do thành viên Ahxinh làm việc ở Nhật gửi về tại Shopee Ahxinh

  • Kết bạn và tư vấn da tại Facebook Ahxinh



Leave a Reply

Your email address will not be published.