Dưỡng ẩm – Labmuffin (phần 6)

Da theo lý thuyết có thể tự giữ ẩm. Lớp sừng hoạt động như một hàng rào hiệu quả, giữ nước ở trong và chặn những chất không mong muốn ở phía ngoài nhờ tế bào giàu nước (gọi là corneocytes) và chất béo có cấu trúc, chống thấm nước. Những không may, không phải tất cả chúng ta may mắn có được hàng rào da tối ưu. Để trợ giúp cho làn da, chúng ta cần sản phẩm dưỡng ẩm để:

  • Bù đắp cho sự thiếu dầu (da khô)

  • Bù đắp cho sự thiếu nước (da mất nước)

Những thành phần dưỡng ẩm

Có 3 thành phầm dưỡng ẩm cơ bản: khóa ẩm (occlusives), làm mềm (emollients) và cấp nước (humectants).

Đây là một số ví dụ của mỗi loại thành phần dưỡng ẩm. Nhớ rằng thành phần khóa ẩm thường cũng là thành phần làm mềm và ngược lại.

Loại

Khóa ẩm (occlusives)

Làm mềm (emollients)

Cấp nước (humectants)

Thành phần
  • Beeswas (Cera alba) – Sáp ong

  • Cocoa (Theobroma cacao) butter – Bơ cacao

  • Dimethicone

  • Lanolin – Mỡ cừu

  • Microcrystalline wax – Sáp vi tinh thể

  • Mineral oil – Dầu khoáng

  • Paraffin

  • Petrolaum (petroleum jelly) – Sáp dầu

  • Plant waxes – Sáp thực vật (ví dụ như sáp candelilla và carnauba)

  • Shea (Butyrospermum parkii) butter – Bơ hạt mỡ

  • Alcohol benzoates

  • Capric/caprylic triglyceride

  • Ceramides

  • Cholesterol

  • Fatty alcohols – Cồn khô (ví dụ như cetearyl alcohol)

  • Fatty ester (ví dụ như isostearyl palmitate, cetyl ricinoleate)

  • Hydrogenated polydecene

  • Plant oils – Dầu thực vật (ví dụ như dầu hướng dương, tầm xuân, olive, argan, dừa, jojoba, bơ)

  • Squalene và squalane

  • AHA (ví dụ như glycolic acid, lactic acid)

  • Amino acids (ví dụ như glycine, arginine, proline)

  • Glycerin

  • Propylene, butylene và pentylene glycols

  • Honey – Mật ong

  • Hyaluronic acid và sodium hyaluronate

  • Hydrolysed proteins (ví dụ như hydrolysed collagen)

  • Sorbitol

  • Thermal water – nước khoáng

  • Urea

Nhìn chung, sản phẩm dưỡng ẩm kết cấu đặc hơn sẽ có nghĩa có nhiều chất khóa ẩm và chất làm mềm hơn. Một kết cấu nước, nhẹ thường có nghĩa nhiều chất cấp nước hơn.

Khi nào tôi nên bôi dưỡng ẩm?

Trong một quy trình căn bản, dưỡng ẩm theo sau làm sạch. Bôi kem dưỡng khi da của bạn vẫn còn ẩm sau khi rửa mặt để khóa lại nhiều nước và ngăn chặn mất nước (da dễ thấm nhất khi ướt).

Mẹo cho da của bạn

Da khô

Da dầu

Da hỗn hợp

Lõa hóa

Da khô cần nhiều thành phần làm mềm trong sản phẩm dưỡng ẩm để bù lại sự thiếu bã nhờn.

Da dầu có thể không cần một sản phẩm dưỡng ẩm. Nên tránh thành phần khóa ẩm và giữ thành phần làm mềm ở mức tối thiểu trong suốt cả ngày để ngăn chặn sự bóng dầu.

Bạn có thể cần những chế độ dưỡng ẩm có chút khác nhau ở những vùng khác nhau trên mặt, hoặc đơn giản bôi dưỡng ẩm ít hơn ở những vùng dầu hơn.

Bạn có thể cần nhiều thành phần làm mềm và khóa ẩm qua thời gian. Thành phần cấp nước cũng có thể ngụy trang đường nhăn và nếp nhăn. Silicones có thể làm mịn những vùng thô ráp.

Nhạy cảm

Da mụn

Mất nước

Thành phần dưỡng ẩm sửa chữa hàng rào da như ceramides và niacinamide có thể giúp giữ những chất kích ứng bên ngoài và giảm sự nhạy cảm. Bảng thành phần ngắn thì an toàn hơn và bạn có thể cần tránh hương liệu.

Những thành phần dưỡng ẩm thường gây ra bít tắc lỗ chân lông và bùng nổ mụn. Sử dụng nhật kí để theo dõi những thành phần mà da bạn ghét.

Thành phần cấp nước rất quan trọng vì nó được chỉ ra rằng thêm nước trong sự thiếu vắng các thành phần cấp nước có thể dẫn đến sự mất nước nặng hơn. Thành phần cấp nước hiệu quả hơn khi được bôi dưới dầu để tăng sự lưu thông của nước, vì dầu nằm ở phía dưới sẽ giới hạng sự hấp thụ. Một lớp khóa ẩm cuối cùng vào buổi tối sẽ hữu ích để cấp nước cho da, thậm chí khi da bạn dầu.

Theo Tiến sĩ hóa học Michelle (Trích trong The Lab Muffin Guide to Basic Skin care, nguồn ảnh: FreeDesignFile)

  • Thông tin trên blog chỉ mang tính giải trí, bài viết có thể sử dụng link affiliate, vui lòng xem Lưu ý của Ahxinh

  • Mua mỹ phẩm Nhật Bản do thành viên Ahxinh làm việc ở Nhật gửi về tại Shopee Ahxinh

  • Kết bạn và tư vấn da tại Facebook Ahxinh



Leave a Reply

Your email address will not be published.