Tóm tắt
-
Retinol (Vitamin A nguyên chất) có lẽ là thành phần không kê đơn chống lão hóa có nhiều minh chứng nhất về hiệu quả mà nó mang lại
-
Để phát huy tác dụng kì diệu của mình thì khi vào trong da Retinol phải chuyển đổi thành retinoic acid
-
Sau khi được chuyển đổi, nó có tác dụng tương tự như như all-trans retinoic acid hay còn được biết đến là tretinoin
-
Có một con số gần đúng được chấp nhận rộng rãi là Retinol có tác dụng yếu hơn 10 đến 20 lần so với retinoic acid
-
Retinol làm cho làn da bớt nhăn, mịn màng và săn chắc hơn.
-
Retinol cũng có thể hữu ích cho làn da dễ bị mụn trứng cá vì nó bình thường hóa “quá trình keratin hóa” và làm cho lỗ chân lông sản xuất ít sebum (bã nhờn) hơn.
-
Tác dụng phụ và khả năng da bị kích ứng cũng thấp hơn nhiều so với retinoic acid
-
Không được sử dụng Retinol trong khi mang thai
Kiso Retinol Serum 3%, mua hàng tại Ahxinh
Thông tin chi tiết
Nếu bạn thích đọc về chăm sóc da (và nếu bạn đang đọc dòng này thì có vẻ là đúng rồi:)), chắc hẳn bạn đã đọc rất nhiều về retinol. Nó là thành phần được nhắc tới rất nhiều và hiển nhiên là có lý do của nó: Cho tới hiện tại thì retinol là siêu sao chống lão hóa không cần kê đơn có nhiều minh chứng nhất về tác dụng nó có thể mang lại.
Nếu bạn muốn đào sâu hơn một chút và thực sự hiểu về retinol, bạn phải bắt đầu với tretinoin. Chúng tôi đã viết một bài về em nó ở đây.
Vì vậy, bây giờ bạn biết rằng tretinoin, hoặc retinoic acid, như thường được gọi, là thành phần ma thuật chống lão hóa thực sự, đã được FDA phê chuẩn và tretinoin và retinol đều là retinoids. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhau. Và ở đây, chúng tôi sẽ tập trung vào sự khác biệt và hiệu quả chống lão hóa của retinol so với tretinoin.
Retinol vs tretinoin: sự khác biệt lớn
Tretinoin rất hiệu quả vì các tế bào da của chúng ta có các thụ thể retinoid tương tác trực tiếp với tretinoin, nhưng chúng không thể tương tác với retinol. Bản thân retinol không hoạt động, và nó phải được chuyển đổi thành axit retinoic để thực sự làm một cái gì đó.
Về lý thuyết, khi vào da retinol sẽ được chuyển đổi qua trình gồm hai bước: retinol → retinaldehyde → retinoic acid.
Khi quá trình chuyển đổi hoàn tất, retinol trở thành tretinoin và có thể làm điều tương tự như chúng tôi đã nêu chi tiết trong mô tả tretinoin. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hai bước này thường không hiệu quả lắm và hiệu quả thay đổi tùy theo từng người. Điều này có nghĩa là retinol yếu hơn nhiều so với tretinoin và cũng có thể retinol không làm được gì nhiều cho bạn, vì da bạn là một công cụ chuyển đổi lười biếng, trong khi tretinoin vẫn hoạt động tốt.
Retinol vs Tretinoin: hiệu quả
Vì thế retinol (theo lý thuyết) trở thành retinoic acid trong da và từ đó nó có thể đem lại hiệu quả kì diệu như tretinoin. Có một số nghiên cứu chứng minh rằng retinol thể hiện hoạt động sinh học và gây ra những thay đổi tương tự cho da như tretinoin (nồng độ retinol 0,1% cho kết quả tốt đẹp) nhưng câu hỏi là mức độ hiệu quả. May mắn thay, có một vài nghiên cứu để cho chúng tôi một ý tưởng.
Một nghiên cứu từ năm 1997 đã so sánh sự thâm nhập và hiệu quả của retinol và retinoic acid thấy rằng: retinol thâm nhập tốt hơn và retinol ở mức 0,25% có thể là một retinoid hữu ích để bôi mà không bị tắc vì nó không gây kích ứng nhưng gây ra thay đổi tế bào và phân tử tương tự như khi sử dụng axit retinoic 0,025%.
Một nghiên cứu khác năm 2015 xác nhận con số gần đúng rằng retinol kém hiệu nghiệm hơn khoảng 10 lần so với tretinoin. Nghiên cứu so sánh retinol với nồng độ 0,25%, 0,5% và 1,0% và tretinoin ở nồng độ thường có 0,025%, 0,05% và 0,1%. Các tác giả của nghiên cứu đã kết luận rằng “kết quả từ nghiên cứu so sánh này cho thấy rằng phức hợp retinol phóng thích chậm có thể kiểm soát kích ứng và mang lại hiệu quả tương đương so với tretinoin trong cải thiện tế bào da bị tổn thương do “photodamage” – tổn thương da do tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.
Một nghiên cứu thứ ba mà chúng tôi nghĩ là khá thú vị và đáng nói là một nghiên cứu đã không cố gắng xác định nồng độ retinol tương tự với nồng độ retinoic acid nào, nhưng đã đi theo một cách khác và so sánh tác dụng của retinol và axit retinoic ở cùng nồng độ (0,1%). Kết quả của nghiên cứu này là “điều trị retinol dạng bôi gây ra những thay đổi tương tự về mô học da và biểu hiện gen và protein liên quan đến da như đã thấy khi sử dụng retinoic acid, và độ lớn trên 50% so với điều trị bằng axit retinoic”
Tất nhiên, không chỉ các tác dụng chống lão hóa mà các tác dụng phụ (như kích ứng, bong tróc da, khô, đỏ) cũng nhẹ hơn với retinol. Một sản phẩm retinol nhẹ (khoảng 0,1%) vẫn được chứng minh là hiệu quả và rất dễ dung nạp. Bạn phải cẩn thận hơn (đưa vào dần dần) với các phiên bản mạnh hơn (khoảng 1% retinol) trong đó cả tác dụng và tác dụng phụ có thể đến gần với tretinoin.
Điểm mấu chốt
Retinol không giống như axit retinoic hoặc tretinoin. Nó ít mạnh hơn nhưng vẫn hoạt động tốt. Nếu bạn muốn chống lão hóa và thích các sản phẩm được chứng mính (và bạn không có thai), một sản phẩm retinol (hoặc retinoid) tốt nên có trong quy trình chăm sóc da của bạn.
Theo Incidecoder (Nguồn bài viết: Retinol, nguồn ảnh: Kiso, RoC)
|