Tẩy tế bào chết về cơ bản là quá trình loại bỏ tế bào da chết ở lớp trên cùng của da mà phần lớn chúng sẽ tự đi. Tẩy tế bào chết không phải là điều cần thiết cho sức khỏe của bạn. Nhiều người tin rằng tẩy tế bào chết cải thiện diện mạo làn da nhưng nó không đúng cho tất cả mọi người. Và nếu tẩy tế bào chết không đúng cách hay tẩy tế bào chết quá mạnh nó có thể dẫn đến kích ứng quá mức, quá khô da.
Lớp da chết này thực ra cũng mang lại một chút sự bảo vệ da khỏi ánh nắng. Nếu tẩy tế bào chết quá mạnh, ánh nắng sẽ xâm nhập nhiều hơn và có thể dẫn đến xạm da, tăng sắc tố sau viêm.
Có 2 cách tẩy tế bào chết:
-
Vật lí (máy rửa mặt sonic, miếng bọt rửa mặt konjac). Lời khuyên của tôi là bạn nên sử dụng chúng để tẩy tế bào chết ở vùng da dày như khuỷu tay, nhưng mà thực sự bạn chỉ cần khăn mềm để làm việc đó.
-
Hóa học: AHA (lactic acid, glycolic acid, mandelic acid) và BHA. Tùy vào nồng độ mà AHA có thể vào sâu hơn, cải thiện da bị tổn thương do ánh nắng. AHA hoạt động sâu hơn một chút so với BHA (salicylic acid). BHA ít gây kích ứng hơn và rủi ro thấp hơn. Nó có thể ức chế một chút cơ chế sinh học của việc sản xuất ra tế bào sắc tố nên BHA nhìn chung là sự lựa chọn an toàn hơn cho loại da dễ bị tăng sắc tố sau viêm, da (gốc) châu Á, châu Phi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Người bị mụn hoặc da dầu, lỗ chân lông to thì BHA là sự lựa chọn hợp lí hơn, ít nhất về mặt sinh học. Ở dạng rửa, BHA tập trung tại tuyến dầu rất nhanh, tách ra tế bào chết. BHA có cần để lại trên da không? Không, chúng ta có những dữ liệu chứng minh rằng bạn không cần để BHA lâu trên da để nó có hiệu quả, và càng để lâu trên da thì bạn càng dễ bị kích ứng.
Có nhiều thành phần mà bạn đang sử dụng nhưng lại không nhận ra chúng giúp tẩy da chết như Retinols, Retinoid được kê đơn Tretinoin, Tazarotene hoặc Adapalene (tên nhãn Differin), Benzoyl Peroxide. Nếu bạn bị mụn, những sự kết hợp khác nhau giữa Salicylic acid, Benzoyl Peroxide, và/hoặc retinoid và trong chế độ khác nhau thì thường cần thiết. Nhưng nếu mục tiêu của bạn chỉ mang tính thẩm mỹ thì không cần phải kết hợp tất cả chúng vì nó sẽ tăng khả năng gây ra kích ứng.
Để không làm hại da khi bạn tẩy da chết, tôi có một số bí quyết cho bạn:
-
Xem xét sản phẩm bạn đang sử dụng, có khi bạn đang sử dụng một sản phẩm chứa thành phần tẩy da chết và nếu bạn thêm vào một thành phần khác chỉ làm da bạn thêm tệ hơn. Hãy nhớ: Less is more.
-
Nếu da bạn khô, nhạy cảm hoặc dễ mụn, chỉ cần sử dụng khăn mềm để tẩy da chết nhẹ nhàng.
-
Người bị bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt), tôi khuyến khích bạn tránh xa peel da. Nếu da bạn dày, dầu, bạn có thể chịu được việc tẩy da chết khá ổn.
-
Không cần chà xát da mặt bạn. Không cần sử dụng bàn chải rửa mặt vì nó sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, da mất nước, trở nên khô hơn, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng và thiết lập giai đoạn đổi màu da (discoloration).
-
Nếu bạn sử dụng sữa rửa mặt Salicylic acid hay AHA, để khoảng 30 giây sau đó rửa sạch và bôi sản phẩm dưỡng ẩm nhằm hãm lại sự mất nước qua da.
-
Nếu bạn sử dụng một sản phẩm tẩy da chết dạng để lại trên da (leave-on products), bạn bôi sản phẩm dưỡng ẩm trước, đợi nó khô và bôi sản phẩm tẩy da chết lên khi da bạn đã khô và được dưỡng ẩm. Bạn không bao giờ muốn bôi acid, chất tẩy lớp sừng lên một làn da ướt vì nó tăng khả năng kích ứng.
-
Những việc này tốt nhất làm buổi tối và các hoạt chất có thể hoạt động khi bạn ngủ. Vì một vài hoạt chất bị mất hoạt tính bới tia cực tím vào ban ngày và tia cực tím có thể tăng kích ứng cho bạn.
Theo bác sĩ da liễu Dr. Dray (Nguồn bài viết: How to exfoliate the face| Dr Dray, nguồn ảnh: Gettyimages, Krave Beauty)
|